Chỉ bốn tháng sau khi cưới vợ trẻ, người cha đuổi 2 con gái ra khỏi nhà với lý do các con đã phản đối cha vui duyên mới.
Hai cô gái trẻ lưỡng lự bước vào văn phòng luật sư. Người chị tên Hà, 24 tuổi, học kế toán vừa mới tốt nghiệp, còn cô em tên Ý đang là sinh viên năm nhất. Với chất giọng trầm buồn, Ý trình bày câu chuyện gia đình mình:
“Mẹ em có số phận không may, 13 tuổi thì mồ côi, 20 tuổi thì kết hôn với cha em, 25 năm hôn nhân cuộc sống có vui buồn và cũng nhiều mâu thuẫn nhưng vẫn giữ “mái ấm” cho các con, rồi năm 2019 thì mẹ em mất vì tai nạn giao thông, không có di chúc. Chưa hết tang mẹ thì hai chị em sững sờ khi cha công bố cô bạn gái tên Hoa chỉ hơn tụi em vài tuổi”.

Ý và chị thay nhau kể, càng kể diễn biến câu chuyện càng bế tắc, u ám. Sau khi đưa dì Hoa về ra mắt, cha của Hà – Ý tuyên bố sẽ cưới dì làm vợ. Và chỉ 16 tháng sau khi vợ mất, người chồng tiến hành hôn lễ mặc kệ lời can ngăn của họ hàng và hai cô con gái tội nghiệp.
Bất ngờ hơn mới chỉ 4 tháng sau khi cưới vợ, người cha đề nghị Hà và Ý ra khỏi nhà vì lý do là hai chị em đã phản đối cha vui duyên mới. Không thỏa hiệp với đề nghị tuyệt tình của cha, hai chị em quyết không đi đâu hết và cho rằng đây là nhà của mẹ mình. Tới lúc này, người cha nó sẽ khởi kiện ra tòa án để chia chác tài sản, chấp nhận trả phần thừa kế cho con chỉ mong chúng nó ra ngoài ở cho khuất mắt và không làm ảnh hưởng đến tỏ ấm mới của mình.
Nói là làm, cha của Hà và Ý đã kiện hai chị em ra tòa. Hai chị em đành tìm luật sư tư vấn.
Tham khảo nhiều luật sư nhưng kết quả đều giống nhau: Hai chị em chỉ hưởng được 1/3 giá trị căn nhà, còn 2/3 là phần của người cha. Kết quả này khiến hai chị em thất vọng, ra về trong trạng thái buồn bã khi không bao giwof nghĩ có ngày cha lại tuyệt tình với 2 chị em như vậy.

Áp dụng theo điều 650, 651 Bộ luật Dân sự 2015, căn nhà tài sản chung của cha mẹ hai em Hà – Ý, vì người mẹ mất không có di chúc nên thừa kế phải xử theo pháp luật. Theo pháp luật thì thừa kế xếp theo hàng thừa kế, điều kiện và trình đều do pháp luật quy định. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản có giá trị như nhau.
Theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Mặt khác, theo khoản 2, điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng chia đôi, nhưng có tính đến công sức đóng góp mỗi bên…
Phần phân chia căn nhà cũng dễ hiểu: Cha và mẹ của Hà – Ý mỗi người có 1/2 căn nhà. Phần tài sản của người vợ sẽ chia đều cho các người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm người chồng, hai con và mỗi người con sẽ nhận kỷ phần thừa kế là 1/6 (1/2 : 3) và người bố có 2/3 giá trị căn nhà (1/2 + 1/6). Vậy nên, phần tài sản thừa kế của cả hai người con là 1/3 căn nhà.

Đó là tính nhưng xét về lý, mộ người mẹ chưa xanh cỏ, người cha chỉ vì bất đồng quan điểm với hai con mà tranh chấp tài sản với con. Mục đích là đuổi chúng đi để không vướng mình xây dựng hạnh phúc mới. Mà không hề nghĩ đến sự khó khăn, và hoàn cảnh sống thực tế của các con ra sao.Thử hỏi có người cha nào lại tàn nhẫn như thế hay không?
Cuối cùng, tôi cho rằng dù bạn ở đâu, trong điều kiện hoàn cảnh nào thì trước khi xử sự phải cân nhắc ba điều: luật, lý và tình. Bởi khi mù quáng thì rất dễ vi phạm pháp luật, còn lý lẽ có thể hùng hồn nhưng không đặt trong hoàn cảnh cụ thể, không đồng cảm, thì đó là lý lẽ suông, và thiếu tính khả thi.
Nguồn: Bếp Trưởng Review . Mời độc giả đọc lại bài viết gốc tại đây
Bài viết liên quan: