Trong vài phút nóng giận tôi cảm thấy ghét bỏ chồng. Nhưng rồi khi tất cả cảm xúc nhất thời ấy qua đi, tôi bỗng thấy mình thật nhỏ nhen vì suy nghĩ ấy.
“Em vẫn nhớ như in ngày cuối cùng em ngừng được hành động ném đồ để hả cơn tức giận. Lần ấy, em đã định ném đồ đạc 1 cách điên rồ trong cơn cãi vã với chồng như những lần trước đó. Nhưng em cố giữ bình tĩnh. Từ đấy, em đã có thể kiềm chế cơn giận và không còn bộc phát dữ dội. Mình phải cố để luyện thôi chị ạ”. Người em nhắn cho tôi nội dung trên.
Tôi tìm đến em khi cuộc sống vợ chồng đang bị những cơn giận phá hủy. Tôi trải qua những ngày mà dù chuyện nhỏ cũng có thể khiến tôi nổi điên và làm sát thương những người xung quanh mình bằng lời nói hay hành động.

Chồng đi làm về muộn, con cái bày bừa hay đơn giản chồng làm trái ý mình cũng làm tôi nổi điên. Chồng thông báo có lịch công tác xa cũng khiến tôi nổi điên…
Tôi mặc định mình không cần kìm nén cảm xúc và bắt tất cả mọi người phải chiều theo ý muốn và quan tâm đến mình. Khi không đạt được điều ấy, tôi xù lông nhím lên rồi phát tiết. Tôi cảm thấy hối hận sau những lần như vậy, nhưng mọi chuyện cứ lặp đi lặp lại. Mọi người trong gia đình xa cách và sợ hãi tôi. Các con không còn muốn trò chuyện còn chồng cũng chẳng buồn tâm sự.
Tôi tôi chán ghét cái cảnh luôn đóng vai nạn nhân. Những ham muốn la hét, ném đồ, đay nghiến, kể lể… dù được thỏa mãn không làm tôi cảm thấy dễ chịu mà càng làm tôi tiêu cực đi.
Tôi tự hỏi tại sao mình lại luôn cáu gắt với người thân còn nhẹ nhàng và tử tế để đối đãi với người ngoài? May sao, tin nhắn kia đến vào đúng lúc mà tôi quyết định rằng mình phải thay đổi, mọi thứ đã đến giới hạn.
Tôi tìm đến em và nhận được lời khuyên:
“Mọi sự thay đổi đều phải tính bằng từng năm. Chúng ta không thể khiến mình thay đổi ngay khi vừa có kế hoạch và có quyết tâm. Kết quả đơn giản chỉ là biết “mình đã sai, mình sẽ thay đổi ở lần sau” hoặc là giảm bớt số lần cáu gắt. Rồi mình sẽ lại sai lầm, nhưng nhất định phải liên tục cố gắng. Đừng để con cái mình bị ảnh hưởng bởi một cái vòng luẩn quẩn và học theo sự bất ổn từ môi trường mà cha mẹ tạo nên”.

Con đường thay đổi mỗi ngày sẽ rất dài, chúng ta đều cần phải tự huấn luyện mình trước những biến cố rồi học cách đối phó và vượt qua những cơn khủng hoảng. Sẽ có lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi và lại hành xử theo bản năng đó là nổi giận. Nhưng ý thức được rằng mình cần phải thay đổi, thì số lần nổi nóng và mức độ phá hủy của cơn giận chắc chắn sẽ giảm dần đi, cho đến một lúc chỉ còn là những suy nghĩ chạy ngang đầu.
Hôm nay, tôi đang nổi cơn điên tiết vì thấy chồng gọi điện nhờ bà nội ra trông cháu, dù tôi đã nói với anh là chưa nhất thiết. Tôi đã định gào lên rằng anh không tôn trọng tôi, rằng anh không biết sức khỏe của bà nội. Nhưng rồi tôi chọn im lặng và bình tĩnh, đi vào phòng ngồi xuống trong yên lặng.
Mọi suy diễn và những lần bị tổn thương trước đây cứ quanh quẩn trong suy nghĩ của tôi. Trong vài phút nóng giận tôi cảm thấy ghét bỏ chồng. Nhưng rồi khi tất cả cảm xúc nhất thời ấy qua đi, tôi bỗng thấy mình thật nhỏ nhen vì suy nghĩ ấy.

Tôi chợt hiểu ra rằng, vì anh chuản bị đi công tác xa, sợ tôi và con đang ốm thì không xoay sở được nên anh mới gọi nhờ bà nội giúp. Anh cũng không biết rằng bà nội muốn lên ở với con cháu thì phải báo trước một tuần mới kịp sắp xếp chuyện lợn gà, ruộng vườn ở nhà.
Tôi nhớ lại nhiều buổi sáng, dù tối qua làm khuya anh vẫn gắng dậy sớm đi chợ, mua thức ăn để sẵn trong tủ lạnh, có khi còn mua thêm hoa cho tôi vì biết tôi yêu hoa. Tôi thấy mình thạt ích kỉ vì đã không chịu hiểu anh…
Tôi nhận ra cơn nóng giận thường khiến chúng ta quên đi rất nhiều điều tốt đẹp và cả mục tiêu to lớn: Hạnh phúc gia đình khi mọi người yêu thương và thông cảm cho nhau. Chỉ khi không nóng giận, chúng ta mới có thể hiểu thấu mọi chuyện.
Nguồn: Bếp Trưởng Review . Mời độc giả đọc lại bài viết gốc tại đây
Bài viết liên quan: