Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đục thủy tinh thể đặc biệt là một nỗi lo lắng rất lớn của tất cả mọi người, nhất là đối với những người đang có sẵn bệnh lý về mắt, bởi căn bệnh này có thể gây ra mù lòa. Vậy đục thủy tinh thể là gì, cách phòng tránh, chữa bệnh như thế nào? Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn về những thông tin liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể này.

Thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể được cấu tạo như một thấu kính với hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (hay còn được gọi là tròng đen). Nó góp ⅓ vào năng lực hội tụ của nhãn cầu. Công suất hội tụ của thủy tinh thể được đảm bảo khi nó còn trong suốt, các mặt cong và độ dày còn nằm trong giới hạn sinh lý. 

Thủy tinh thể nhân và điều tiết dinh dưỡng thông qua thẩm thấu, bởi vì cấu tạo của thủy tinh thể không chứa mạch máu. Dù cấu tạo đơn giản nhưng đây lại là cấu tạo rất quan trọng của mắt vì nó phụ trách điều tiết. Tất cả các ánh sáng đi đều phải đi qua thủy tinh thể, sau đó hội tụ tại võng mặc để giúp chúng ta nhìn thấy mọi thứ. Ngoài ra, thủy tinh thể còn có chức năng lọc tia tử ngoại – tia có hại có trong phổ bức xạ mặt trời.

Thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) là được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên mù lòa trên toàn thế giới và có cả Việt Nam, thường gặp ở người trên 50 tuổi. 

Bệnh đục thủy tinh thể là tình trạng khi mà các phân tử protein không hòa tan được mà bị tích tụ trong thủy tinh thể cùng với tuổi tác thì phần thủy tinh thể trở nên mờ nhòe, tổn thương, bị đục, không giữ được thể trong suốt vốn có của nó nữa. Khi đó, các ánh sáng đi qua mắt rồi đi qua thủy tinh thể sẽ không còn độ chính xác khi đến với võng mạc khiến thị lực của mắt trở nên kém đi, mờ nhòe, giảm thị lực. 

Đục thủy tinh thể được coi là nghiêm trọng khi nó làm giảm thị lực xuống còn dưới 3/10. Thậm chí, khi căn bệnh này trở nên nặng thủy tinh thể trở nên đục hoàn toàn, ánh sáng không thể đi qua đây để đến võng mạc nữa thì khi đó mắt đã rơi vào tình trạng mù lòa.

Bệnh đục thủy tinh thể còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: bệnh cườm đá, bệnh cườm khô, bệnh đục nhân mắt.

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Nguyên nhân và các yếu tố gây đục thủy tinh thể

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đục thủy tinh thể, được chia làm 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu: nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát

Dưới đây là một số nguyên nhân nguyên phát gây nên căn bệnh đục thủy tinh thể ở nhiều người:

Yếu tố di truyền

Căn bệnh này có thể xuất hiện do di truyền hoặc một số yếu tố khác như rối loạn chuyển hóa, biến chứng của những căn bệnh toàn thân hay bị nhiễm khuẩn. Nếu không phát hiện và chữa trị, thị thực của trẻ sẽ ngày càng bị ảnh hưởng.

Quá trình lão hóa

Đối với người già thì là do tuổi tác, do quá trình lão hóa. Nhất là nhóm người sau 50 tuổi thì quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh càng trở nên khó khăn. Do cấu tạo của thủy tinh thể không có mạch máu, chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng qua sự thẩm thấu, nên tình trạng của nó dần tệ theo năm tháng, hay nói cách khác là do tuổi tác làm thủy tinh thể bị tổn thương dần.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do tuổi già (số liệu thống kê rằng trên 80% người mắc bệnh đục thủy tinh thể là người có độ tuổi trên 50). Một số  bệnh lý có thể gây nên bệnh đục thủy tinh thể như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, cận thị, chấn thương ở mắt hoặc viêm mắt.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Nguyên nhân thứ phát

  • Do sự tái phát nhiều lần của các bệnh về mắt khiến cho mắt thường xuyên bị tổn thương, khi đó các chức năng của thủy tinh thể cũng bị ảnh hưởng trở nên suy giảm. Ví dụ: bệnh viêm màng bồ đào.
  • Các chấn thương về mắt, dù là chấn thương vì lý do nào đi nữa (lý do khách quan, lý do chủ quan, chấn thương vùng ngoài, chấn thương vùng trong mắt,…) thì đều ảnh hưởng trực tiếp khiến mắt và thủy tinh thể. Sẽ làm giảm chức năng tiếp nhận dinh dưỡng của thủy tinh thể, hoặc nặng hơn sẽ khiến thủy tinh thể bị hư hại.
  • Mắc các bệnh lý toàn thân như: béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, ỉa chảy mất nước,… cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh đục thủy tinh thể.
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo,tia tử ngoại với xạ ion hóa được sử dụng trong X-quang và xạ trị ung thư hay các tia chớp (sét), tia máy hàn, ánh sáng chói,..
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin,các loại thuốc chống loạn nhịp tim (amiodarone), thuốc chống trầm cảm (phenothiazin).
  • Rối loạn dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất chống oxy hóa.
  • Ngoài ra còn do tình trạng cơ thể suy nhược, thiếu oxy, giảm protein, uống ít nước, uống quá nhiều bia, rượu,…

Các yếu tố gây bệnh đục thủy tinh thể

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đục thủy tinh thể bao gồm: 

  • Tiếp xúc ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu,đèn cao áp,..) 
  • Tiếp xúc với virus, tiếp xúc với vi trùng
  • Chất độc của môi trường, khói (nhà máy, thuốc lá, xe máy,…). 

Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất protein và dẫn đến đục.

  • Uống quá nhiều rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Tiếp xúc lâu hoặc nhiều với ánh sáng mặt trời.
  • Tiếp xúc với xạ ion hóa, xạ trị ung thư,…
Các yếu tố gây bệnh đục thủy tinh thể
Các yếu tố gây bệnh đục thủy tinh thể

Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể thậm chí đã được xếp vào nhóm nguy cơ độc lập gây tử vong tăng cao ở người cao tuổi vì nghiên cứu đa cho thấy tổng số ca mắc bệnh đang tăng cao, số ca mổ vì bệnh đục thủy tinh thể cũng ngày càng tăng cao. 

Căn bệnh này gây nên hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong khi trở nặng, mà ở mức độ nhẹ cũng gây ảnh hưởng gây ra những khó khăn lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh

Để phát hiện sớm và ngăn ngừa tình trạng của bệnh đục thủy tinh thể, mọi người ai cũng cần phải xác định rõ những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể để phát hiện ra sớm nhất. Chúng ta có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

Giảm thị lực

Dấu hiệu giảm thị lực của bệnh đục thủy tinh khác với những dấu hiệu của các chứng bệnh về mắt khác, sự suy giảm thị lực ở bệnh nhân bệnh đục thủy tinh thể thường mờ khá cân xứng ở hai bên mắt. Thường thì quá trình suy giảm thị lực sẽ bắt đầu ở tầm nhìn xa, và dần sau đó về tầm nhìn trung.

Hiện tượng tán xạ khi tia sáng đi qua thủy tinh thể

Dấu hiệu này thì đối với bệnh sẽ khó nhận biết hơn so với dấu hiệu giảm thị lực. Khi ánh sáng đi qua thủy tinh thể bị tổn thương, tùy vào tình trạng của thủy tinh thể mà võng mạc sẽ nhận những tín hiệu hình ảnh khác nhau. 

Đó có thể là hiện tượng ánh sáng bị mờ như sương mù, thấy nhiều hình ảnh một lúc, nhìn thấy hình đôi (một vật mà bạn nhìn thấy được 2 hình ảnh). Thậm chí, đôi khi là làm tăng sự hội tụ.Một số người già khi bị ảnh hưởng của bệnh đục thủy tinh thể vẫn có thể đọc sáng, báo một cách rõ ràng. 

Nhưng thật ra, đó vẫn là một trong những dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể và về lâu dài thì vẫn dẫn đến việc thủy tinh thể bị đục và gây ra mù, nhòe.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể
Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể

Nhìn mờ khi có nhiều ánh sáng

Nhìn mờ, không rõ khi ở ngoài môi trường nhiều ánh sáng, ngoài trời nắng, ban ngày,… nhưng lại nhìn rõ nét khi đi vào trong bóng râm, trong nhà. Tình trạng này được gọi là đục thủy tinh thể trung tâm. Khi mắc phải trạng thái này, người bệnh đi ra ngoài trời nắng thì đồng tử sẽ co lại, tia sáng đi vào mắt đi qua đúng ngay trung tâm của vùng thủy tinh thể bị mờ nên nhìn hình ảnh sẽ nhòe không rõ. 

Ngược lại khi vào bóng râm, hay trong nhà thì đồng tử sẽ mở lớn ra, tia sáng đi vào mắt đi qua cả vùng thủy tinh thể trung tâm và ngoại biên nên võng mạc vẫn có thể ghi nhận được đầy đủ hình ảnh, rõ nét. 

Các triệu chứng khác

Các triệu chứng như thấy ruồi bay trước mắt, điểm đen trước tầm nhìn, giả cận thị, lác mắt, thường xuyên thay đổi độ cận/ viễn của mắt cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể.

Dấu hiệu nhận biết từng giai đoạn của bệnh

Sau đây, chúng tôi sẽ nêu dấu hiệu cụ thể của từng giai đoạn bệnh của căn bệnh đục thủy tinh thể vùng nhân. 

bệnh đục thủy tinh thể sẽ trải qua từng giai đoạn từ nhẹ tới nặng. Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh sẽ có các triệu chứng, dấu hiệu khác nhau:

Triệu chứng của đục thủy tinh thể giai đoạn đầu

Vào giai đoạn đầu của bệnh đục thủy tinh thể, mắt sẽ không biểu hiện những triệu chứng cụ thể như: 

Mờ mắt

Đối với giai đoạn đầu của căn bệnh, thị lực của bạn sẽ bị giảm dần, bạn dần cảm thấy mắt bị yếu đi, hay bị mỏi mắt khi tập trung nhìn một thứ gì đó. Tình trạng này xảy ra là do các khối protein trong mắt cản trở quá trình thu nhận hình ảnh của võng mạc.

Khó khăn khi đi vào ban đêm

Bệnh đục thủy tinh cũng khiến cho người bệnh khó cân bằng được giữa bóng tối và ánh sáng vào ban đêm. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến việc lái xe vào ban đêm. Nếu đi dọc đường, ánh đèn pha xe ô tô, đèn đường, đèn cao áp khiến bạn đau đầu, nhức mắt thì bạn nên đi khám để xem xét tình hình mắt của mình.

Khó nhìn

Khi ở giai đoạn đầu của bệnh, có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy đôi mắt bị mờ như có một lớp màng che làm cho hình ảnh mọi thứ trước mắt bị phai mờ. Nhìn màu không chuẩn, nhìn mọi thứ như nhân đôi lên thành hai,…

Dấu hiệu nhận biết từng giai đoạn của bệnh
Dấu hiệu nhận biết từng giai đoạn của bệnh

Triệu chứng đục thủy tinh thể giai đoạn cuối

Khi bước vào giai đoạn muộn hay còn gọi là giai đoạn cuối của bệnh đục thủy tinh thể, mắt của bạn sẽ có những dấu hiệu cụ thể. Những biểu hiện rõ rệt của bệnh như:

Thay đổi màu sắc của thủy tinh thể

Khi bệnh tiến triển trở nên nặng hơn, màu sắc của thủy tinh thể sẽ dần thay đổi, chúng bắt đầu trở nên sẫm màu hơn.

Nhìn thấy chấm đen hoặc ruồi bay trước mắt

Ngoài những biểu hiện như nhìn xa kém do thị lực giảm. Khi nhìn thấy những đốm đen có hình dạng và kích thước khác nhau chắn tầm nhìn của bạn, những đốm đen này chỉ di chuyển khi bạn di chuyển tầm nhìn (còn được gọi là tình trạng ruồi bay). Thì có thể mắt của bạn đang ở trong tình trạng bị bệnh đục thủy tinh thể giai đoạn cuối.

Bắt đầu nhạy cảm hơn với ánh sáng

Theo như Mayo Clinic đã từng nói việc mắt nhạy cảm với ánh sáng là triệu chứng phổ biến nhất. Mức độ và cường độ của ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến mắt. Ánh sáng mặt trời là kẻ thủ lớn nhất đối với những người bị bệnh đục thủy tinh thể nguy hiểm này.

Bị giảm nhận thức về màu sắc

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh đục thủy tinh thể giai đoạn cuối đó là khi bị bệnh, mắt bị giảm khả năng nhận biết về màu sắc. Khi thủy tinh thể bắt đầu bị đục dần, một số màu sẽ trở nên mờ nhạt trong mắt người bệnh. Ví dụ như màu trắng sẽ trông giống màu vàng hơn nhiều so với thực tế.

Triệu chứng đục thủy tinh thể giai đoạn cuối
Triệu chứng đục thủy tinh thể giai đoạn cuối

Song nhị (nhìn đôi)

Tình trạng song nhị (nhìn đôi) sẽ xảy ra khi mắt bị đục không đồng nhất (bị đục một bên). Làm ánh sáng qua mắt bị đục không hội tụ tại đúng hoàng điểm, trong khi mắt bên kia nhìn bình thường gây ra tình trạng nhìn đôi.

Người bệnh xuất hiện quầng sáng khắp mọi nơi

Đục thủy tinh thể khiến nhiễu ánh sáng đi vào mắt. Điều này có thể sẽ tạo ra các vầng sáng xung quanh bóng đèn,đèn pha, bóng điện, mặt trời,.. Quầng sáng này đôi khi sẽ có màu sắc khác nhau. 

Có một điểm phải hết sức lưu ý. Bệnh từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn thường kéo dài khá lâu, nếu không chú ý sẽ dễ làm tưởng tới các bệnh lý về mắt thông thường khác. Vì vậy, các triệu chứng thủy tinh thể ở vùng mắt bị đục ban đầu thường bị bỏ qua, đến khi bệnh chuyển biến nặng thì đã muộn.

Xem thêm: Sụp mí mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh đục thủy tinh thể nguy hiểm như thế nào? 

Bệnh đục thủy tinh là nguyên nhân hàng đầu gây nên mù lòa. Vậy nên tính nguy hiểm của bệnh đục thủy tinh thể luôn được đặt lên cao để mọi người đều có thể biết và phòng tránh.

  • Nếu kéo dài lâu ngày thì căn bệnh này sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh. Nếu để tình trạng đục ngày kéo dài, bệnh càng nặng sẽ dẫn tới tăng nhãn áp, gây vỡ bao và phản ứng viêm màng bồ đào, mắt bị mất khả năng điều tiết dịch khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội.
  • Kéo dài tình trạng này có thể làm teo thần kinh mắt và rất khó để phục hồi trở lại dù có phẫu thuật thành công đi chăng nữa. Khả năng phục hồi sau bệnh của bệnh nhân sẽ rất kém và thậm chí có nhiều trường hợp đã dẫn tới mù lòa.
  • Phần thủy tinh thể bị đục lâu ngày sẽ có khả năng trở nên bị cứng hơn và dẫn tới viêm, mắt sẽ bị thoái hóa, đồng tử dính lại và rất khó khăn khi phẫu thuật. Vì thế, nên khi bệnh nhân may mắn phát hiện được bệnh sớm các bác sĩ, chuyên gia luôn luôn khuyên người bệnh nên mổ sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm. 
Bệnh đục thủy tinh thể nguy hiểm như thế nào?
Bệnh đục thủy tinh thể nguy hiểm như thế nào?

Phân loại bệnh đục thủy tinh thể

Dựa vào nguyên nhân, hình thái, vị trí của bệnh để phân loại các loại bệnh đục thủy tinh thể. Sau đây là các loại thường gặp:

Đục thủy tinh thể xơ cứng nhân (Nuclear Cataracts)

Đục thủy tinh thể xơ cưng nhân hay còn được gọi là đục thủy tinh thể hạt nhân, có ảnh hưởng đến trung tâm của ống kính. Đục thủy tinh thể hạt nhân lúc đầu có thể chỉ làm cho mắt trở nên bị cận thị hoặc là một sự cải thiện tạm thời trong tầm nhìn. 

Nhưng theo thời gian, ống kính dần dần biến thành các đám mây dày đặc màu vàng, có thể là màu nâu và hơn nữa là hạn chế tầm nhìn. Đục thủy tinh thể hạt nhân đôi khi làm cho hình ảnh bị nhân đôi hoặc nhiều hơn. Khi đục thủy tinh thể tiến triển, các ống kính thật chỉ có thể biến màu nâu. Màu vàng sẫm hoặc nâu của ống kính có thể dẫn đến khó khăn trong việc phân biệt giữa các sắc thái của màu sắc.

Đục thủy tinh thể lớp vỏ (Cortical Cataracts)

Đục thủy tinh thể vỏ có ảnh hưởng đến các cạnh của ống kính. Đục thể tinh thủy vỏ bắt đầu từ màu trắng, chấm mờ đục hình nêm hoặc sọc ở rìa ngoài của vỏ ống kính. 

Đục thủy tinh thể lớp vỏ sẽ tiến triển từ từ, các sọc mở rộng tiếp đến các trung tâm và can thiệp với ánh sáng truyền qua trung tâm của ống kính. Người bị đục thủy tinh thể thường sẽ bị chói khi gặp thể loại này. 

Đục bao sau (Posterior Subcapsular Cataracts)

Đục thủy tinh sau bao có ảnh hưởng đến phía sau ống kính. Đục thủy tinh thể sau bao có thể bắt đầu như là một khu vực đục nhỏ sau đó lan ra, mà thường là gần phía sau của ống kính, nằm thẳng trên con đường của ánh sáng trên đường tới võng mạc. 

Một đục thủy tinh thể sau bão thường gây trở ngại cho tầm nhìn, làm giảm tầm nhìn trong ánh sáng chói sáng và các nguyên nhân hoặc quần quanh đèn chiếu sáng vào ban đêm.

 

Phân loại bệnh đục thủy tinh thể
Phân loại bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể bẩm sinh (Congenital Cataracts)

Một số người sinh ra với đục thủy tinh thể hoặc phát triển cùng với chúng trong suốt thời thơ ấu. Bệnh đục thể tinh thủy ở trẻ sơ sinh có thể là kết quả của người mẹ có một nhiễm trùng trong thời gian mang bầu. 

Cũng có thể là do hội chứng di truyền nào đó như hội chứng Alport, bệnh Fabry và galactosemia. Đục thủy tinh thể bẩm sinh  không ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Bệnh lý đục thể tinh thủy được chia thành bốn mức độ: đục bắt đầu, đục tiến triển, đục gần hoàn toàn và cuối cùng đục hoàn toàn.

Mắc bệnh đục thủy tinh thể dù là ở loại nào (trừ chấn thương) thì về cơ bản, tình trạng thủy tinh thể bị đục thường là do cấu trúc và tỉ lệ các phân tử protein bị biến đổi, không thể hòa tan tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, cản ánh sáng đến võng mạc và gây giảm thị lực. 

Có cần thiết phải mổ khi bị đục thủy tinh thể hay không?

Thủy tinh thể là một căn bệnh về mắt đáng lo ngại. Bởi vậy, việc mổ mắt để chữa bệnh thủy tinh thể càng sớm càng tốt luôn là lời khuyên mà bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.

Một số bệnh nhân cho rằng, nếu mắt vẫn còn nhìn được thì không cần thiết phải mổ đục thủy tinh thể ngay và phải chờ đến khi mắt bị yêu hơn, thậm chí là không thể nhìn được nữa mới đi phẫu thuật. 

Tuy nhiên, đây là quan điểm, ý nghĩ hoàn toàn sai lầm mà hầu như mọi người mắc phải. Người bệnh nên được mổ càng sớm càng tốt để tăng hiệu quả điều trị, tỷ lệ phục hồi sau mổ sẽ cao hơn. Nếu đợi đến khi mắt không còn nhìn thấy nữa thì phẫu thuật sẽ rất khó khăn và cơ hội thành công cũng thấp, tăng tỷ lệ tai biến khi mổ.

 

Có cần thiết phải mổ khi bị đục thủy tinh thể hay không?
Có cần thiết phải mổ khi bị đục thủy tinh thể hay không?

Điều trị bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?

Bệnh đục thủy tinh thể có thể chữa được hay không? Dựa trên các giai đoạn khác nhau, các tình trạng  của bệnh, người bệnh sẽ được các bác sĩ, nghiên cứu viên tư vấn biện pháp cải thiện thị lực và điều trị đục nhân mắt sao cho phù hợp nhất.

Điều trị bằng kính

Trong giai đoạn đầu của bệnh đục thủy tinh thể,khi mà thị lực chưa suy giảm nhiều, các bác sĩ thường cho bệnh nhân đeo kính hoặc sử dụng kính lúp để hỗ trợ song song với việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Người bệnh cũng được nhắc nhở làm việc trong môi trường ánh sáng tốt để giảm thiểu việc đục thủy tinh thể trở nặng.

Phẫu thuật

Hiện tại, phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất chính là phẫu thuật.Một trong những phương pháp phổ biến đó chính là PHACO. Đây là phương pháp các bác sĩ dùng năng lượng sóng siêu âm để tán và tách phần tinh thể bị đục thành các mảnh nhỏ. Sau đó hút ra ngoài qua một vết mổ rất nhỏ, đồng thời thay vào đó một thủy tinh thể nhân tạo.

Xem thêm: Bệnh viêm màng bồ đào: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp này được áp dụng nhiều bởi nó khá an toàn với nhiều ưu điểm như: vết mổ nhỏ, thời gian phẫu thuật rất nhanh, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. Lúc đó, thị lực của người bệnh rất nhanh được phục hồi, hầu như không gây chảy máu, không gây đau hoặc đau rất ít cho người bệnh.

Sau mổ, sau khi mắt phục hồi, người bệnh có thể có khả năng cải thiện thị lực và sinh hoạt bình thường, có thể di chuyển, lái xe, đọc sách, xem tivi, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trước khi quyết định mổ và lựa chọn thủy tinh thể nhân tạo, các bác sĩ sẽ có nhiệm vụ tư vấn chi tiết cho người bệnh về quá trình mổ.

 

Điều trị bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?
Điều trị bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ đục thủy tinh thể

Sau mổ, bệnh nhân cần được chăm sóc chu đáo và thực hiện theo những chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số lưu ý của bác sĩ dành cho bệnh nhân sau mổ thủy tinh thể:

  • Sau khi mổ bệnh nhân sẽ gặp phải một số biểu hiện như mắt đỏ nhẹ, hơi cộm và chảy nước mắt,… nhưng sau khoảng 2-3 ngày, tình trạng này sẽ tự khỏi
  • Bệnh nhân phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cần đảm bảo tay được vệ sinh sạch sẽ trước khi tra thuốc.
  • Bệnh nhân bắt buộc phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, đặc biệt là vệ sinh mắt và vệ sinh tay.
  • Sau khi phẫu thuật tuyệt đối không được để xà phòng vào mắt, tốt nhất không nên gội đầu vào thời gian này. 
  • Một ngày sau khi phẫu thuật, bệnh nhân chỉ có thể tắm dưới cổ. Đến vài tuần sau mới có thể tắm toàn thân. Tuyệt đối không được đi bơi trong 1 tháng.
  • Nếu phải sử dụng nhiều loại thuốc thì mỗi loại nên uống cách nhau 5 phút, khi dùng xong phải đậy thuốc kín.
  • Không được gãi hay dụi mắt, không cúi đầu hay mang vác nặng,…

 

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ đục thủy tinh thể
Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ đục thủy tinh thể

Phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?

Tất cả mọi người ai cũng đều nên trang bị cho mình những biện pháp phòng ngừa bệnh thủy tinh thể để tránh những hậu quả về căn bệnh này. Chúng tôi gửi đến bạn một số biện pháp sau:

  • Tất cả mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể từ sớm, khám mắt ngay khi có những dấu hiệu như mỏi mắt, nhìn mờ, nhòe, nhức mắt, khô mắt, rát mắt,…
  • Người bệnh  cao huyết áp, tiểu đường… cần chia sẻ với bác sĩ các dấu hiệu đang gặp phải, nhằm phát hiện sớm biến chứng có thể ảnh hưởng đến mắt. Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho mắt thông qua chế độ ăn uống, các loại thực phẩm, các loại vitamin, các dưỡng chất chuyên biệt để hỗ trợ thủy tinh thể sau mổ.
  • Trang bị các thiết bị bảo hộ chuyên dụng theo đặc thù công việc, đeo kính mát khi đi ra ngoài tránh các tác hại của ánh mặt trời và khói bụi.
  • Tránh xa các yếu tố nguy cơ gây hại thủy tinh thể như rượu bia, thuốc lá,…
  • Không tiếp xúc trực tiếp với tia UV
  • Nên đi tẩy giun và khử độc gan định kỳ 16 tháng một lần

Khám và điều trị bệnh đục thủy tinh thể tại Bệnh viện mắt trung ương

Bệnh viện Mắt Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành mắt của cả nước. Để có thể cung cấp các thông tin về thực trạng cũng như chi phí trực tiếp  cho điều trị đục thủy tinh thể ở người cao tuổi tại khoa Khám & điều trị theo yêu cầu làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cho quản lý và cho mở rộng dịch vụ tại bệnh viện cũng như các bệnh viện chuyên khoa khác. 

 

Khám và điều trị bệnh đục thủy tinh thể tại Bệnh viện mắt trung ương
Khám và điều trị bệnh đục thủy tinh thể tại Bệnh viện mắt trung ương

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh đục thủy tinh thể

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về căn bệnh đục thủy tinh thể phổ biến hiện nay:

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể nên có chế độ ăn uống như thế nào?

Bệnh nhân vẫn có thể ăn uống bình thường sau khi mổ đục thủy tinh thể, tuy nhiên người bệnh nên tăng cường những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng tốt cho mắt như vitamin A, B, C… Để bổ sung những chất này, bạn hãy ăn các loại rau củ quả (như cà chua, cà rốt, bơ, các loại hạt, cải xoăn, súp lơ, rau bina…)

Không nên sử dụng những thức uống có hại như rượu bia, chất kích thích; không ăn thức ăn cay nóng…

Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Theo thống kê, đục thể thủy tinh là nguyên nhân gây mù chủ yếu, tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh thiên đầu thống (glocom), tật khúc xạ…

Việc phát hiện chậm trễ, chủ quan, phớt lờ các dấu hiệu ban đầu của bệnh là nguyên nhân chính là khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp hoặc không thể cứu vãn.

Có phải đục thủy tinh thể chỉ xảy ra ở người lớn tuổi?

Hầu hết bệnh đục thủy tinh thể thường phát triển chậm theo thời gian và ảnh hưởng chủ yếu đến những người trên năm 50 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp trẻ em sinh ra đã bị đục thủy tinh thể, đây là một dạng bệnh bẩm sinh.

Căn bệnh này xuất hiện bẩm sinh khi người mẹ bị mắc bệnh sởi Đức, bệnh thủy đậu hoặc một loại bệnh truyền nhiễm khác trong thời kỳ mang thai. Đôi khi, chúng ta cũng có thể bắt gặp tình trạng bệnh do di truyền.

Lời kết

Bệnh đục thủy tinh thể là một chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của chúng ta. Dẫu lý do có là gì thì chúng ta cũng nên dành sự quan tâm tới căn bệnh này, cho bản thân mình và cho cả người thân xung quanh. Hy vọng với những thông tin cần thiết về bệnh đục thủy tinh thể mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp ích được cho bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để có thể có được nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa nhé. Xin chân thành cảm ơn!

 

Nguồn: Beptruongreview

5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *